Đại dương ngoài Trái Đất Đại dương

Xem thêm Nước lỏng ngoài Trái Đất

Trái Đất là hành tinh duy nhất đã biết có nước lỏng trên bề mặt và có lẽ cũng là duy nhất trong hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, nước lỏng được cho là tồn tại dưới bề mặt của các vệ tinh Galileo Europa và ít chắc chắn hơn là Callisto cùng Ganymede.[32] Các mạch nước phun cũng đã được tìm thấy trên Enceladus, mặc dù chúng có thể không đòi hỏi phải có các khối nước lỏng. Các vệ tinh bị đóng băng khác có thể đã từng có các đại dương bên trong mà hiện nay đã bị đóng băng, chẳng hạn như Triton.[33][34] Các hành tinh như Sao Thiên VươngSao Hải Vương có thể cũng chiếm hữu các đại dương lớn chứa nước lỏng phía dưới bầu khí quyển dày của chúng, mặc dù cấu trúc nội tại của chúng hiện nay vẫn chưa được hiểu rõ.

Hiện tại còn nhiều tranh cãi về việc Sao Hỏa đã từng có hay không có đại dương chứa nước tại bắc bán cầu của nó và về điều gì đã xảy ra đối với các đại dương này nếu như chúng đã từng tồn tại; các tìm kiếm gần đây của phi vụ Mars Exploration Rover chỉ ra rằng nó có một số lượng nước tồn tại trong thời gian dài ở ít nhất một vị trí nhưng phạm vi của nó lại chưa rõ.

Các nhà thiên văn học tin rằng Sao Kim từng có nước lỏng và có lẽ có cả các đại dương trong lịch sử rất sớm của nó. Nếu chúng từng tồn tại, mọi dấu vết của chúng dường như đã bị làm tan biến trong quá trình tái tạo bề mặt của Sao Kim.

Các hydrocacbon lỏng được cho là tồn tại trên bề mặt Titan, mặc dù chúng có lẽ chính xác hơn nên miêu tảnhư là các "hồ" thay vì các "đại dương". Phi vụ tàu vũ trụ Cassini-Huygens ban đầu đã phát hiện ra chỉ những cái dường như là các đáy hồ và các lòng sông khô kiệt, gợi ý rằng Titan đã đánh mất các chất lỏng bề mặt mà nó có thể đã từng có. Chuyến bay gần đây sát Titan của Cassini đã chụp lại các bức ảnh radar gợi ý mạnh mẽ rằng các hồ hydrocacbon gần vùng cực của Titan, nơi nó lạnh hơn. Titan cũng được cho là có đại dương nước dưới mặt đất do sự phối trộn của băng và các hydrocacbon tạo ra lớp vỏ ngoài cùng của nó.

Ceres thể hiện dự phân dị thành lõi đá và lớp phủ băng và có thể tồn tại một đại dương ước lỏng bên dưới đề mặt của nó.[35][36]

Ngoài hệ Mặt Trời, Gliese 581 c là hành tinh nằm ở khoảng cách hợp lý từ mặt trời của nó (sao lùn đỏ Gliese 581) để nước lỏng có thể tồn tại trên bề mặt hành tinh này. Do nó không đi ngang qua mặt trời của nó nên không có cách nào để biết là trên đó có nước hay không. HD 209458b có thể có hơi nước trong khí quyển của nó—điều này hiện nay còn gây tranh cãi lớn. Gliese 436 b được tin tưởng là có "băng nóng". Không có hành tinh nào trong số hai hành tinh này đủ lạnh để nước lỏng có thể tồn tại—nhưng nếu các phân tử nước tồn tại tại đó thì chúng rất có thể cũng được tìm thấy trê các hành tinh ở nhiệt độ phù hợp.[37]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại dương http://www.es.flinders.edu.au/~mattom/regoc/ http://www.sfu.ca/coastalstudies/changingcurrents.... http://amasci.com/miscon/miscon4.html#watclr http://www.answers.com/Ocean#Encyclopedia http://www.britannica.com/EBchecked/topic/285876/I... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/424285 http://hypertextbook.com/facts/2001/SyedQadri.shtm... http://articles.latimes.com/2009/aug/02/nation/na-... http://www.livescience.com/strangenews/051004_sea_... http://www.merriam-webster.com/dictionary/ocean